Muốn biết môi trường làm việc tốt hay không

Muốn biết môi trường làm việc tốt hay không, hãy tìm hiểu về những người làm HR ở đó và cảm nhận của Nhân viên tại đó như thế nào?
Đây là vấn đề mà bản thân mình trải nghiệm khi cũng là một ứng viên và được chia sẻ từ nhiều thành viên ở nhiều vị trí khác nhau khi nói về bộ phận nhân sự của công ty.
Trên thực tế, Rất nhiều chủ DN muốn tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn có thể thu hút và giữ chân được nguồn lực nhưng họ lại không có trợ thủ đắc lực là những HR có đủ tầm và tâm để có thể tham mưu góp ý cho họ. Hay thâm chí có những Chủ DN họ có những tư duy chưa đúng về cách vận hành hệ thống, dùng người, họ cho rằng chỉ tập trung vào kinh doanh, kinh doanh có Doanh thu, lợi doanh đều trước mắt là được rồi nhưng nếu HR có đủ tầm và nhiệt huyết để tham mưu thuyết phục BLĐ bằng những lý lẽ và dẫn chứng thực tiễn thuyết phục thì ít nhiều cũng sẽ phần nào thay đổi được tư duy của BLĐ theo thời gian (mưa rầm thấm lâu). Đương nhiên cũng có rất nhiều trường hợp Chủ doanh nghiệp bảo thủ cao độ và họ cho rằng triết lý hiện tại của họ là đúng nhưng tôn tin rằng nếu thật sự đó không phải là 1 môi trường làm việc tốt thì sớm muộn cũng sẽ có lỗ hỏng và khi đó vẫn lại cần tầm của HR và khả năng phản biệt của HR, bởi tôi vẫn tin rằng không có 1 ông chủ nào bảo thủ đến mức mà khi họ nhìn thấy rõ ràng những vấn đề trong hệ thống của họ ví dụ như: Động lực làm việc của nv giảm sút, thái độ làm việc hời hợt, liên tục bị khách hàng từ chối, 1 loạt nhân viên có biểu hiện hoặc đã xin nghỉ việc…mà họ lại không hề suy nghĩ và đặt ra câu hỏi tại sao và liệu có cần cải tiến gì không?
Vậy thì tại sao những người làm HR lại là yếu tố quan trọng tại một công ty? Điều đó sẽ được trả lại tại các yếu tố sau:
1. Chế độ: tất cả mọi chế độ đãi ngộ của công ty không phải tự có cũng không phải tự nhiên mà chế độ tốt hơn theo thời gian. Ở đó, người làm nhân sự sẽ lắng nghe ý kiến của mọi người, tập hợp lại những gì cần cải tiến và nghiên cứu trên thị trường để có thể tư vấn và thuyết phục Ban lãnh đạo. Và đương nhiên, HR cũng sẽ phải cam kết rằng nếu những chế độ mới được duyệt sẽ tạo ra hiệu ứng tốt hơn cho tổ chức và tạo được động lực cho người lao động và thu hút được nguồn lực mới tốt hơn.
2. Lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp rõ ràng: nếu bạn hỏi về lộ trình phát triển cá nhân tại một công ty mà HR có thể giải thích cho bạn chi tiết, mạch lạc thì có nghĩa là nơi đó HR và trưởng bộ phận đã thiết kế cho bạn lộ trình phát triển theo năng lực của bạn. Việc đánh giá năng lực rõ ràng sẽ giảm thiểu tiêu cực và cảm tính.
3. Sự ghi nhận: có nhiều cách ghi nhận và người được ghi nhận sẽ cảm thấy tự hào về những gì mình làm, bên cạnh đó sự ghi nhận cũng là động lực để cho người khác phấn đấu. Đôi khi chỉ là “ý tưởng hay đó em”, “hôm nay em làm tốt đó”…không phải tự nhiên mà mọi người “biết khen” nhau. Điều này xuất phát từ những đề xuất và thực hành mới có được và đó là 01 trong những văn hóa của 01 tổ chức.
4. Người kết nối: người làm nhân sự uy tín sẽ là người tạo được kết nối giữa mọi người trong hệ thống. Khi bất cứ CBNV nào gặp vấn đề gì, khó khăn gì chưa hiểu thì người đầu tiên họ nghĩ đến là HR thì nghĩa là bạn đã thành công trong vai trò của mình.
5. Đào tạo phát triển: Không phải ngẫu triên CBNV cứ làm việc ngày qua ngày mà các kỹ năng và tư duy sẽ phát triển được toàn diện khi chỉ dựa vào kinh nghiệm làm theo bản năng mà họ phải được đào tạo theo lộ trình kết hợp giữa lý thuyết và áp dụng vào thực tế. Vậy ai sẽ là người tổng hợp và xác định được nhu cầu của CBNV trong tổ chức?, chính lại là HR – HR phải tổng hợp được nhu cầu và phân tích được nhu cầu và đối chiếu với mục tiêu của tổ chức để có sự tham mưu được cho BLĐ.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top