Nâng cao cơ hội việc làm khi còn là sinh viên

Thực trạng sau ra trường giữ bằng đại học trong tay và không có việc làm là một điều không những bức xúc của các bạn sinh viên mà còn của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Để có được một công việc đúng chuyên ngành hay một công việc mơ ước là điều mà ai ai cũng muốn có, và đặc biết đây cũng là nổi lo của tất cả các bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài viết này của Internship sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức, hiểu biết, làm cách nào để nâng cao được cơ hội việc làm khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Những điều mà nhà tuyển dụng cần ở một sinh viên mới ra trường

Nhà tuyển dụng cho rằng nhiều lý thuyết mà các trường cao đẳng, đại học giảng dạy không thể sử dụng và áp dụng được vào thực tế tại các doanh nghiệp. Hiện nay các công ty tuyển dụng đang có khuynh hướng tìm kiếm và tiếp nhận những cá nhân có thể làm được việc ngay thay vì phải tốn thơi gian đào tạo. Hơn nữa các nhà tuyển dụng cho rằng việc thiếu kĩ năng mềm là hạn chế lớn nhất của các sinh viên, tác động rất nhiều đến cơ hội việc làm.

Cuộc khảo sát trực tuyến của CareerBuilder (Mạng Việc làm và tuyển dụng hàng đầu thế giới) với hơn 1.000 nhà tuyển dụng ở các công ty khác nhau đã tổng kết được các điểm cần chú ý đối với những người mới tốt nghiệp và đang có nhu cầu tìm việc. Đó là:

  • Kinh nghiệm chuyên môn: Một số nhà tuyển dụng cho rằng yếu tố quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm chuyên môn của các ứng viên, khả năng của ứng viên phải liên quan đến công việc. Phần còn lại cho rằng kinh nghiệm mà sinh viên có được qua hoạt động tình nguyện, thực hành ở trường, việc làm bán thời gian về những việc có liên quan chuyên môn là một điều đáng để cân nhắc khi lựa chọn một người. Tuy nhiên thì rất nhiều sinh viên mới ra trường vẫn không quan tâm đến những giá trị cốt lõi này.
  • Phải phù hợp với môi trường, văn hoá của công ty: Theo nghiên cứu, 21% số nhà tuyển dụng cho rằng điểm mà họ muốn nhìn nhận nhiều nhất ở một ứng viên đó là khả năng phù hợp và thích nghi với môi trường văn hoá của công ty. Ví dụ công ty có văn hoá cởi mở, hiện đại, mọi người luôn mong muốn đổi mới bản thân để cùng phát triển tạo nên giá trị, nhưng bạn lại là một người bảo thủ, khó gần, khó tiếp nhận ý kiến mới và không chịu thay đổi thì e rằng nhà tuyển dụng khó mà lựa chọn bạn.
  • Tinh thần cầu tiến và sự nhiệt tình: Khi có được tinh thần cầu tiến cho bản thân, bạn sẽ là một người luôn muốn tìm kiếm những hướng đi tốt để phát triển bản thân và luôn muốn được cống hiến hết mình cho công việc, đây là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm ở một ứng viên để đôi bên có thể cùng nhau phát triển.
  • Sự chuẩn bị: Trong số 1.000 nhà tuyển dụng cho rằng, họ sẽ đánh giá cao những ứng viên có sự chuẩn bị chu đáo về mặt hình thức cũng như giá trị, nội lực bên trong ứng viên, nên việc tìm hiểu kĩ về công ty cũng như có được câu hỏi và đóng góp cho sự thành công của công ty là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Dựa vào những điều kiện trên Internship sẽ đưa ra cho bạn một vài lời khuyên cho sự chuẩn bị của bạn.

Định hướng tốt ngành nghề

Đừng đợi đến những năm tháng cuối cùng mới ngồi xuống và nghĩ về câu chuyện nghề nghiệp của mình. Hãy quan tâm đến nó ngay từ những năm học đầu tiên, việc lập ra cho mình một kế hoạch nghề nghiệp giúp bạn xác định rõ được con đường và hướng đi, từ đó đặt ra từng mục tiêu nhỏ hơn để đạt được qua từng năm học, thu thập song song những kiến thức ở trường lớp và kiến thức thực tế sẽ giúp bạn rất nhiều trong giai đoạn hoàn thiện bản thân.

Bạn có thể tham khảo Cách chọn nghề nghiệp phù hợp tại đây dễ dàng hơn trong việc bạn tự định hướng nghề nghiệp cho chính bản thân.

Thái độ quan trọng hơn trình độ

Trên biểu đồ nhân sự, kiến thức chỉ chiếm 4%, kỹ năng 26% còn thái độ chiếm tới 70%. Nếu đem thái độ và trình độ lên bàn cân so sánh thì chắc nhiều người sẽ chọn trình độ, tuy nhiên thái độ mới là chìa khoá để được xem trọng vì chỉ khi có thái độ tốt với công việc bạn mới chịu đầu tư để phát triển bản thân hơn còn nếu cứ ỷ vào trình độ thì e rằng chỉ dậm chân tại chỗ.

Coi trọng ngoại ngữ

Ngoại ngữ tốt sẽ luôn là ưu thế trong đa số ngành nghề, việc có hiểu biết về ngoại ngữ gia tăng cơ hội việc làm của bạn rất nhiều, bạn nên rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ ngay từ những năm đầu tiên.

Chủ động trao dồi thêm kĩ năng

Thứ nhất là tham gia các hoạt động ngoại khoá, khi có cơ hội va chạm và làm việc với đội nhóm bạn sẽ có thêm kinh nghiệm giao tiếp, quản lí và xử lý vấn đề,…các kỹ năng này cực kì quan trọng đối để nhà tuyển dụng, xem xét và đánh giá bạn.

Tiếp theo bạn nên tìm kiếm sớm cho mình một cơ hội thực tập, điều này không những có cho một một chiếc CV đẹp mà còn giúp bạn giàu kinh nghiệm hơn, sẽ càng tuyệt vời hơn khi bạn có thể thực tập tại các công ty, tập đoàn lớn, đừng ngần ngại liên hệ và thử sức mình để tìm cho mình một công việc phù hợp mặc dù các vị trí thực tập này có thể không có lương hoặc chỉ có trợ cấp vừa đủ. Thực tế không ít các trường hợp sau khi hoàn thành xong khoá thực tập được công ty giữ lại và làm việc lâu dài nếu thấy được bạn phù hợp và có thái độ tốt. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể đi làm những công việc chân tay như nhân viên quán cà phê, phục vụ,…những công việc này tuy không mang lại cho bạn kiến thức chuyên môn nhưng cũng phần nào giúp bạn có thêm được cho mình những kỹ năng mềm.

Và cuối cùng để trao dồi thêm kĩ năng bạn nên tham gia vào các câu loạt bộ trường lớp để trao dồi thêm kĩ năng và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có tinh thần đoàn kết, thể hiện tiềm năng về lãnh đạo, đưa ra quyết định khi làm việc nhóm,…

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, thời gian sắp tới đây, sau khi các bạn ra trường cơ hội việc làm có thể ít đi khi mà việc cạnh tranh gây gắt xảy ra, nên hãy cố gắng phát triển bản thân thật sớm và từng ngày giúp bạn dễ dàng có được một công việc yêu thích sau khi ra trường. Hy vọng bài viết trên có thể ít nhiều giúp cho các bạn sinh viên tự chuẩn bị được hành trang cho bản thân mình.

 

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top