Top 10 kỹ năng cho tương lai của công việc

Danh sách 10 kỹ năng này là nghiên cứu của World Economic Forum, nội dung phân tích bổ sung là ý kiến ý cò của tác giả bài viết (hắn là mình 😄)
1️⃣ – Tư duy phân tích và đổi mới
Chúng ta đang sống trong một thế giới cần đổi mới liên tục. Không đổi mới đồng thời với việc sẽ dần bị bỏ lại phía sau. Đổi mới hiệu quả thì cần dựa trên cơ sở nghiên cứu mang tính khoa học, dữ liệu đủ lớn, ý tưởng đa dạng, thử nghiệm liên tục.
Vì vậy, phân tích để/và đổi mới là kỹ năng số 1 trong danh sách này.
2️⃣ – Học tập chủ động và có chiến lược
Trong nền kinh tế trí thức: trí tuệ là tài sản, còn kiến thức là hàng hoá tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên, kiến thức là những viên gạch để xây dựng nền móng cho trí tuệ.
Vì kiến thức thay đổi với tốc độ rất nhanh, bạn cần có tốc độ học nhanh không kém. Kỹ năng này xứng đáng đứng hàng số 2, thậm chí có thể đứng số 1, vì nếu bạn học hiệu quả thì kỹ năng nào bạn cũng có thể lãnh hội được.
Bạn cần xây dựng bộ chiến lược của mình để đào thải kiến thức cũ, thường xuyên cập nhật những gì mình đã biết và chưa biết, học sâu vào một vài mảng mạnh của cá nhân mình, đa dạng hoá kinh nghiệm làm việc, xây dựng network có nhiều người giỏi để mình học, chọn lọc và tiêu thụ nội dung có chất lượng, xây dựng thói quen học mọi lúc mọi nơi, từ bất kể ai.
Lúc còn trẻ, hãy chọn công việc nào mà tối ưu để bạn học và phát triển: lĩnh vực bạn yêu thích và thấy việc mình làm có ý nghĩa, đi kèm với môi trường mà bạn có không gian để thử nghiệm và có nhiều người sẵn sàng cho bạn phản hồi cũng như phê bình mang tính xây dựng. Kể cả khi bạn không còn trẻ, nguyên tắc này vẫn rất đúng. Suy cho cùng, trí tuệ của bạn còn trẻ khi bạn vẫn còn ham học.
Mỗi người học theo cách riêng của mình, nhưng quan trọng nhất là nuôi dưỡng trí tò mò tự nhiên, thói quen, tình yêu tự nhiên cho việc học.
3️⃣ – Giải quyết vấn đề phức tạp
Vì các vấn đề đơn giản, hoặc vấn không đơn giản nhưng phạm vi hẹp thì máy móc và trí tuệ nhân tạo làm tốt hơn con người rất nhiều. Chúng ta chỉ còn lại các vấn đề phức tạp để giải quyết.
Sự thật thú vị: phần thường cho việc giải quyết vấn đề tốt, là bạn sẽ có những vấn đề khó hơn, phức tạp hơn để giải quyết.
Nhưng giải quyết vấn đề vui mà, nhỉ?
4️⃣ – Tư duy phản biện và phân tích**
Kỹ năng này liên quan để kỹ năng số 3 ở trên, các vấn đề ngày một phức tạp hơn thì cần có tư duy phản biện và phân tích tốt để hiểu được bản chất thực sự của vấn đề, kết nối các mảnh ghép không hoàn hảo thành một bức tranh rõ ràng hơn.
Để phát triển kỹ năng này bạn cần tư duy từ “nguyên lý cơ bản” (first principle), biết lắng nghe nhiều quan điểm trái chiều, nhiệt tình chào đón sự phê bình, tổng hợp hoá các luồng thông tin tưởng chừng như xung đột.
Bạn cũng nên học kỹ năng research bởi để đi tìm sự thật một cách có khoa học, hiểu về thống kê, hiểu về những thiên kiến tâm lý khiến mọi người tư duy sai lệch.
Hãy làm việc nhiều với dữ liệu, và chọn những công việc, công ty mà có văn hoá tôn trọng dữ liệu, tôn trọng sự thật.
5️⃣ – Sáng tạo, nguyên bản, và khởi xướng sáng kiến**
Để giải quyết các vấn đề ngày càng phức tạp hơn, thì bạn cần có khả năng sáng tạo, đưa ra những ý tưởng, sáng kiến mới và thực thi chúng.
Sáng tạo đã trở thành kỹ năng cốt lõi cho bất kể ai làm việc trí thức, chứ không chỉ là của phòng ban sáng tạo nào đó trong công ty nữa. Đây cũng là kỹ năng mà máy móc hay trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế con người (cho đến khi nó có thể thay thế – hack não nhỉ!)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *