Hello các bạn, mình là Tôi Đi Code Dạo. Gần đây có nhiều bạn mới ra trường sắp đi xin việc nè. Cũng có nhiều bạn sắp chuyển việc tìm công việc mới. Do vậy, các bạn hỏi mình về 1 số kinh nghiệm lúc đi phỏng vấn, đi xin việc, lúc deal lương như thế nào,
Hello các bạn, mình là Tôi Đi Code Dạo. Gần đây có nhiều bạn mới ra trường sắp đi xin việc nè. Cũng có nhiều bạn sắp chuyển việc tìm công việc mới. Do vậy, các bạn hỏi mình về 1 số kinh nghiệm lúc đi phỏng vấn, đi xin việc, lúc deal lương như thế nào, v.vv. Mình sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm nhỏ mình hay dùng lúc đi phỏng vấn, xin việc, deal lương nha.. Kinh nghiệm đầu tiên mình muốn chia sẻ đó là đừng đợi đến lúc chuyển việc rồi mới đi xin việc. Chuẩn bị sẵn đi nha. Nghĩa là trong qúa trình, thì các bạn cũng đừng có thụ động quá. Các bạn phải chịu khó tạo 1 cái Profile trên LinkedIn. Mình có 1 link hướng dẫn dưới này đó là profile LinkedIn của mình. Trang này rất nổi tiếng trong ngành mình thì hầu như các bạn HR đều sử dụng. Do vậy các bạn lên LinkedIn.com. Các bạn tạo 1 cái profile. Các bạn điều đầy đủ các thông tin như là hình ảnh, trường lớp, các công ty đã làm, kinh nghiệm như thế nào. Nó giống như 1 CV online của các bạn.
Các bạn điền càng đầy đủ thông tin. Có càng nhiều các thông tin chi tiết như là công nghệ mình dùng nè, thứ mình biết, v..v.. thì lúc HR nhìn vào họ sẽ thấy được… À, thằng này biết cái này, biết cái kia và HR liên hệ với bạn. Do vậy các bạn làm dev có không có nhảy việc thì cũng có 1 cái profile trên LinkedIn để khi nào cần thì bỏ vào CV, khi nào cần thì chia sẻ rất là tiện!. Nói chung đa phần những công việc mà giới thiệu mình hầu như đều từ các bạn ở trên LinkedIn người ta liên hệ. Do vậy các bạn tạo 1 tài khoản LinkedIn nha. Tiếp theo là khi các bạn làm việc. Các bạn đừng có thụ động chỉ ngồi không. Coi cái này cái kia. Các bạn nên biết công ty này nọ đang tuyển cái gì. Các bạn lên stackoverflow.com/jobs á thì nó có 1 khu vực job đó. Lâu lâu nó sẽ gửi những mẫu tin tuyển dụng. Các bạn có thể coi những công ty xung quanh mình thì họ tuyển, họ yêu cầu những cái gì.
Các bạn để 1 cái list. Như mình lúc nào cũng để 1 cái list tầm 5 10 cty. Có những vị trí hay ho. Ví dụ nếu mình cần nhảy việc thì mình sẽ liên hệ các công ty đấy. Một số cty thì đang tuyển Frontend nếu ok mình làm được thì mình lưu lại 1 cái list. Khi nào cần nhảy việc mình chỉ cần ra coi vị trí ấy có còn tuyển không?. Rồi mình bắt đầu ứng tuyển thôi. Khỏi cần chờ tới lúc bắt đầu nhảy việc thì mới đi tìm việc. Thứ 2 là về chuyện lương bổng, nhiều người nói là đi làm là vì đam mê là chính. Thực ra đi làm vì lương nha. Công ty có hay ho cỡ nào mà lương không vừa ý thì rất khó ở lại lâu dài. Thường thì có 2 loại deal lương. Một là trước khi phỏng vấnhoặc là mấy bạn “Recruiter” tức là họ không phải là nhân viên công ty nhưng mà họ móc nối giữa bạn và công ty và họ ăn tiền. Recruiter sẽ hỏi thẳng bạn là bạn muốn lương bao nhiu?.
Hoặc là lương hiện tại bao nhiêu? Về mức lương hiện tại, khi mà Recruiter hỏi thì bạn có quyền không trả lời nha Có nhiều công ty không hỏi về mức lương hiện tại. Nhưng nhiều công ty họ sẽ hỏi mức lương hiện tại. Họ chỉ có thể trả thêm 1020% cao hơn so với mức lương hiện tại mà thôi. Do đó là tùy bạn và tùy công ty Nhưng mà có nhiều công ty rất là cà chớn. Như là mức lương hiện tại của bạn 10tr, nhưng họ chỉ có thể trả cho bạn 11tr thôi. Tại sao vậy? Công ty nó như vậy đó. Công ty có thể trả cho vị trí đó tầm 15tr hoặc là 16tr. Nên khi các bạn HR hỏi mức lương hiện tại bao nhiêu? Thì các bạn chia sẻ là: Đây là vấn đề tế nhị, em không trả lời được.
Hoặc là bạn không muốn trả lời thì không trả lời… Hoặc mới vào, HR sẽ hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu? Các bạn có 2 lựa chọn. Một là các bạn mong muốn và có thể nói thẳng thắn, có thể sẽ bị hớ 1 tý. Hai là bạn kêu là để mình coi thử, rồi các vòng phỏng vấn sau bạn muốn mức lương bao nhiêu thì lúc đó mình bàn sau. Để biết mức lương đương thực tế của 1 vị trí các bạn có thể hỏi những người trong công ty đó để coi mức lương bao nhiêu,. Hoặc là các bạn lên các trang tuyển dụng, các bạn coi mức lương nó bao nhiêu. Nhiều cty họ ghi thẳng range lương luôn. Vd up to $2000. Nghĩa là tối đa $2000 đó. Thì cái đó là up to.. nha. Thường thường sẽ không đúng. Họ để up to là tối đa $2000 thì họ sẽ trả tầm $1600 hoặc $1700. Nhưng mà có khi còn ít hơn nữa. Như mình đã dặn, nếu công ty hỏi về mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?.
Nếu mức lương của bạn đang cao, thì bạn cứ nói thoải mái. Còn mức lương hiện tại đang bị thấp thì bạn đừng có nói. Các bạn thấy mình đang được trả 15tr/ tháng, mức này khá là cao thì các bạn có thể nói lương mình cần 1819tr/ tháng. Còn công ty đang trả 6tr/tháng mà bạn đòi công ty kia 12tr/tháng thì họ bye bye á. Nhiều chỗ, luật không bắt buộc phải đưa lương hiện tại nhưng mà nhiều công ty họ sẽ đòi cái đấy. Nhiều lý do,.. họ đòi bảng lương hiện tại nữa. Nói chung là tùy công ty ha. Còn làm sao để deal lương? thì các bạn phải biết được mức lương mà công ty có thể trả bao nhiêu. Vd như bạn nghe bạn bè kể công ty đó có thể trả lương 1415tr/ tháng nghe cũng ok đó. Thị trường cũng trả mức đấy, thì bạn có thể deal mức đấy. Các bạn cứ phỏng vấn 23 chỗ. Các bạn có thể chia sẻ có 1 vài công ty khác họ cũng offers như vậy. Em thì thấy thích công ty mình, nếu công ty mình có thể trả cao hơn 1 tý thì em accept luôn.
Túm cái quần lại là deal lương có 2 việc quan trọng. Một là mức lương thị trường bao nhiêu, và công ty trả được bao nhiêu. Hai là phải có nhiều offers. Có gì còn dễ dàng nói và thay đổi được.. Hồi xưa mình phỏng vấn 23 công ty gì đó. Có công ty trả mình $7000, có công ty trả mình $6xxx mấy.. Công ty cao hơn thì trả mình $7500. Nhưng mà vì mình thích công ty kia, mình kêu công ty khác biết công ty khác trả mình $7500. Nhưng mà mình muốn làm công ty mình hơn nên họ cho mình offer $8000 chẳng hạn. Lúc đó mình chọn offers $8000 nhưng mà mình có nhiều offers nên mình dễ deal hơn. Thay vì các bạn chỉ có 1 cty và các bạn không có sự lựa chọn. Có nhiều lựa chọn, biết giá thị trường thì sẽ dễ deal lương hơn nha. Và có 1 cái các bạn nên lưu ý nữa là đừng quan trọng duy nhất chuyện lương. Mà phải quan trọng các chuyện Ví dụ như là:.
Công ty có bảo hiểm đủ không? Công ty có nhiều ngày nghỉ và ngày phép không? Chính sách review lương như thế nào?. Thưởng này nọ ra sao?. Nhiều công ty rất là vui. VD như lương thì vừa phải nhưng mà họ cho Stock . Họ cho 20 ngày phép thay vì 14 ngày phép nè. Thưởng hằng năm. vv..v… Nên các bạn đừng có nhìn lương quá. Các bạn nên coi số ngày phép, số ngày làm việc, thưởng.. chứ đừng có quan trọng chuyện lương. Đôi khi lương các bạn hơn nhau tầm $500$1000 nhưng mà số ngày nghỉ nhiều hơn, hoặc có mấy cái stock cộng lại nhiều hơn lương. Lời khuyên thứ 3 trước khi nhảy việc là các bạn hãy xem có nên thực sự nhảy không và cty đó có đáng cho bạn nhảy không?. Tại vì nhiều khi công ty có mức lương ngonn nhưng mà công việc chán chẳng hạn. Các bạn đi phỏng vấn các bạn hỏi thử công ty mình dùng công nghệ gì ? có quy trình gì không? Nhiều khi cty có mức lương cao nhưng mà vô không có ông nào là Senior để chỉ các bạn hết.
Hoặc dự án chán quá Hoặc là công ty ở ngoài hoành tráng mà ở trong nó nát lắm Nhiều lý do lắm, nên các bạn đi phỏng vấn thì ko chỉ người ta phỏng vấn mình. Mà mình cũng nên phỏng vấn lại công ty để tìm hiểu xem thực sự cty có hay ho không Cty đáng để mình vào hay không. Hoặc là vào có vui không. Tương lai của mình trong đó như thế nào nha. Chứ đừng nhìn lương mà mờ mắt nha. Nhiều khi thấy lương hơn 12tr nhảy vô rồi ân hận Và có 1 câu rất là hay mà mấy bạn HR hay hỏi đó là.. Mình là dev. Mình đừng bao giờ nói xấu cty cũ nha các bạn. Người ta hỏi câu đó xong, các bạn kêu là cty cũ em thằng sếp cà chớn lắm Nó không có thương nhân viên. Dự án thì cháy, lương thì trả chậm, đủ thứ Người ta sẽ thấy thằng này . ..có vẻ nó không yêu cty. Nó hay nói xấu cty, lỡ nó nghỉ nó sẽ nói xấu cty mình thì sao Người ta sẽ ngần ngừ. Các bạn cứ nói thẳng như là em thấy công ty cũ không học được gì hết.
Hoặc là so với mức lương hiện tại thì em thấy cty mới cao hơn. Em cảm thấy làm ở đó em mấy công nghệ em không thích lắm. Em thấy cty mình công nghệ hay hơn. ..e thấy sản phẩm cty mình hay hơn. Các bạn hãy nói vì sao mình thích cty mới. Đừng nói tại sao mình chán cty cũ nha. Tại vì phỏng vấn nói cả ngày cũng không hết được đâu. Không được gì mà người ta còn ghét mình nữa. Khổ lắm!. Túm cái váy lại, trong kỳ này mình đã chia sẻ các bạn những kinh nghiệm như là làm profile trên LinkedIn,. để mà deal lương nhảy việc, để mà trả lời khi qua cty mới. Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ nhỏ giúp các bạn trong các việc xin việc, nhảy việc, tìm việc và deal lương nha. Bạn nào mà deal được lương cao nhớ comment cho anh em biết để anh em chung vui nha. Vlog kì này đến đây là hết rồi. Bye bye mọi người. Hẹn gặp lại các bạn vào thứ 3 tuần sau nha. Các bạn thấy thích thì nhớ bấm like và sub cho mình nha. Góc dưới này nè hoặc góc trên này nè nha Cảm ơn mọi người.. bye bye.
https://www.youtube.com/watch?v=TEOT4NEKVpQ
https://youtu.be/TEOT4NEKVpQHello các bạn, mình là Tôi Đi Code Dạo. Gần đây có nhiều bạn mới ra trường sắp đi xin việc nè. Cũng có nhiều bạn sắp chuyển việc tìm công việc mới. Do vậy, các bạn hỏi mình về 1 số kinh nghiệm lúc đi phỏng vấn, đi xin việc, lúc deal lương như thế nào,