3 sai lầm phổ biến thực tập sinh cần tránh

1. Thói quen chờ việc

Khi còn ngồi trên ghế giảng đường bạn chờ thầy cô giao việc, giao bài tập để làm đã đành, đến khi đi thực tập làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp bạn không nên thụ động như thế, không ai muốn làm việc với những người thụ động, một người không tự tạo ra giá trị cho mình.

Trong trường hợp công ty hoặc người hướng dẫn không có thời gian để đào tạo, chỉ dẫn bạn một cách chi tiết và đầy đủ hoặc không hổ trợ bạn thực hiện công việc. Ở khía cạnh này thì im lặng không phải là vàng rồi đừng ngồi im và chờ đợi bạn nhé, điều này vừa lãng phí thời gian vừa chứng tỏ bạn là một người thụ động.

Thế nào là chủ động trong công việc?

Bạn chủ động tìm kiếm thay vì ngồi đợi và phản ứng. Khi là một người chủ động bạn hoàn thành tốt công việc được giao, làm việc mang lại một lợi ích nhất định mà không có sự yêu cầu nào. Chủ động trong công việc là một phần quan trọng hình thành nên một nhân viên tài năng.

Biểu hiện của một nhân viên có tinh thần chủ động trong công việc
  • Tích cực trong mọi cuộc họp, đưa ra đề xuất, ý tưởng, luôn có quan điểm và chia sẽ ý kiến cá nhân, luôn tìm hiểu và giúp đỡ các thành viên cùng nhóm.
  • Không ngại hỏi rõ vấn đề khi được giao việc để tránh rủi ro sai việc.
  • Không chốn tránh, luôn đứng ra chấp nhận và đối đầu với sai lầm sau đó sửa sai.
  • Luôn làm chủ được cảm xúc với những tình huống khó đở, thay vì để phản ứng của cá nhân ảnh hưởng đến công việc của mọi người xung quanh.
  • Luôn cập nhật tìm hiểu về công việc được giao
Tầm quan trọng của tính chủ động

Đương nhiên bạn sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm từ đồng nghiệp và cả sếp, ngoài ra tính chủ động giúp bạn gặt hái được nhiều thành tựu hơn khi mà mọi ý tưởng bạn đưa ra luôn được mọi người tôn trọng và tin tưởng, bạn sẽ được trọng dụng ở công ty. Nhìn chung một doanh nghiệp làm việc có tạo ra được năng suất cao, hiệu quả, phòng ban phối hợp nhịp nhàng trơn tru hay không đều do giá trị cốt lõi của tính cách này.

Rèn chuyện phát triển tinh thần tự chủ trong công việc

Mọi kĩ năng dù là cứng hay mềm thì bạn đều có thể cải thiện được, sau đây là một vài cách để trao dồi thêm tính cách này:

Tạo dựng thói quen lên kế hoạch:

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc lập kế hoạch cho các đầu việc giúp tăng tính chủ động cho công việc. Bạn cần vẽ ra cho mình một bức tranh tổng quát về nghề nghiệp tương lai, chỉ khi biết bản thân muốn gì cần làm gì thì bạn mới có thể chủ động hơn có ích trong tương lai.

Tìm hiểu về mục tiêu hướng đi của công ty hay sát hơn là tìm hiểu về mục tiêu mà đội nhóm hướng tới, từ đó bạn sẽ biết được nên làm gì để phát triển bản thân và trở nên phù hợp hơn với môi trường làm việc.

Một vài ví dụ cụ thể cho hành động này:

  • Luôn là người liên hệ trước với đồng nghiệp trước khi dự án được bắt đầu để xác nhận một lần nữa công việc cũng như kiểm tra tiến độ.
  • Tạo lời nhắc với các công việc cần làm
  • Sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng.

Tìm kiếm sự tự tin

Nỗi sợ bị chỉ trích, sợ đám đông khiến bạn e ngại không dám chủ động trong công việc, luôn im lặng trong mọi cuộc trò chuyện thậm chí dù bạn thấy ý kiến của người khác sai rành rành ra đó nhưng vẫn không dám lên tiếng. Bạn cần trang bị thêm cho mình càng nhiều kiến thức càng tốt, không gì mạnh miệng bằng có đủ kiến thức và nói về thứ mình hiểu biết, một cách dễ dàng hơn đó là đặt ra những mục tiêu nhỏ, dễ nắm bắt, giúp bạn được có  niềm tin vào sức mạnh của bản thân để có thể thực hiện được những nhiệm vụ lớn hơn.

Học cách giải quyết vấn đề

Thay vì lo lắng hoang mang bạn hãy tìm hiểu vấn để có thể sẽ xảy ra với mình là gì, lập một kế hoạch hành động cụ thể, luôn có những phương án dự phòng. Điều này sẽ giúp tránh được rủi ro cho dự án.

Người chủ động không ngồi yên chờ những thứ họ muốn, họ có ý thức với hành động cụ thể. Đó là lí do vì sao người có tính chủ động thường là những người có được thành tích cao.

2. Việc ai nấy làm

Khi đi thực tập các bạn thường chỉ chú ý làm cho xong công việc mình được giao xong rồi hết giờ xách balo đi thẳng ra về, không chú ý đến những rắc rối của người khác, nhưng nhở đâu những khó khăn của họ ảnh hưởng trực tiếp đến việc của mình thì sao?

Chúng ta không phải là một cỗ máy vô tri

Ở đây không nói rằng bạn phải “bao đồng” ôm hết chuyện vào mình, nhưng chia sẽ nhau trong công việc, tìm hiểu công việc của người khác có thể giúp bạn nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, thậm chí không giúp được gì bạn cũng nên quan tâm hỏi han, tránh trường hợp thờ ơ, lạnh lùng, làm cho môi trường chốn công sở thiếu văn minh, hiện đại.

Lãnh đạo quan tâm điều gì ở cấp dưới?

Đồng nghiệp giúp đỡ nhau

Rất nhiều người ích kỷ, chỉ biết quan tâm đến sự phát triển của bản thân. Tôi luôn mong những nhà quản lý dưới quyền mình quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của cấp dưới chứ không chỉ của bản thân họ. Khởi đầu sự nghiệp, khi còn là nhân viên ở General Electric (GE), tôi có một ông Sếp, một nhà quản lý tầm trung. Ông biết rằng tôi sẽ tiến xa hơn vị trí hiện tại rất nhiều. Vào một ngày, ông gọi tôi vào phòng và nói rằng: tôi có cơ hội tiến cao hơn ông và rằng ông sẽ làm mọi thứ có thể để giúp tôi phát huy hết khả năng của mình. Từ cuộc nói chuyện đó, ông quan tâm đến sự phát triển của tôi hơn cả bản thân mình. Ông luôn sẵn sàng khen ngợi hay phê bình khi cần thiết và tôi không bao giờ quên được ông.

Tạo quan hệ gần gũi

Những nhà quản lý giỏi biết cách giao phó trách nhiệm và tạo quan hệ gần gũi với nhân viên. Nhưng nên lưu ‎ý, họ phải biết tình huống nào cần được quan tâm ngay lập tức, đó có thể là hành động gián tiếp để tạo ra một sản phẩm được ưa chuộng hay giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, hoặc đến thăm một nhà máy nào đó để tìm hiểu tại sao năng suất lại sụt giảm. Nếu bạn cần lên một kế hoạch thì hãy đến nhà máy và hỏi ý kiến những nhân viên của mình.

Luôn học hỏi

Tôi luôn mong mọi người liên tục học tập và trau dồi các kỹ năng, không nhất thiết phải quay trở lại trường học mà vẫn có thể mở mang đầu óc, trở thành những con người mới với những ý tưởng mới. Khi yêu cầu lãnh đạo trợ giúp, nếu ông/bà ta không muốn, hãy đề nghị sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cấp dưới, hay thậm chí là một nhà tư vấn. Hãy nhận làm những nhiệm vụ khó khăn, vì bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn là làm những công việc nhàn hạ. Hơn nữa, những thách thức cũng khuyến khích bạn làm việc, hiệu quả công việc có thể không đạt được tốt nhất, nhưng chắc chắn sự cố gắng của bạn sẽ được lãnh đạo để ý. Kinh nghiệm thu được cũng sẽ giúp bạn nhiều trong những công việc sau này. Tôi luôn khuyến khích nhân viên dưới quyền lao đầu vào những nhiệm vụ khó khăn, dù kết quả đôi khi không được như mong đợi.

(Câu chuyện của Larry Bossidy – Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của AlliedSignal)

3. Không chi tiết hoá công việc được giao

Đi làm, ai cũng muốn mình tìm được công việc yêu thích, lương cao, có vị trí tốt. Tuy nhiên làm việc không hiệu quả, kèm theo đó là lí do biện minh “em tưởng”. Tại sao không hỏi rõ rồi mới làm thay vì làm xong rồi bảo em tưởng, em xin lỗi.

Thông minh thôi chưa đủ, thành công của một người phụ thuộc nhiều vào thái độ

Biết là không có việc gì dễ dàng thực hiện cả nhưng cũng đừng cố tìm lí do cho mình để bao biện cho thất bại. Không ai quan tâm tới quá trình làm việc của bạn, họ chỉ biết lúc giao việc cho bạn như thế nào, bạn đồng ý với nó và kết quả đạt được ra sao, họ không ở đó để giám sát bạn trong mọi tuyến trình.

Khi nhận được một công việc bạn cần có cho mình một outline về công việc đó, tìm kiếm, đặt ra những câu hỏi xung quanh vấn đề, nếu có câu hỏi nào vẩn chưa trả lời được hãy đi hỏi, tìm hiểu ngay, thu thập toàn bộ những thông tin cần thiết. Bạn càng biết nhiều, càng rõ ràng về mục tiêu sẽ giúp bạn dễ đạt được nó hơn.

Bạn cần hỏi sếp điều gì khi được giao việc?

Thời hạn của công việc này là bao lâu?

“Vì không nói trước nên em không biết hôm nay chị cần bảng kế hoạch đó”. Sếp có đưa ra thời hạn hay không không quan trọng, việc mấu chốt là bạn hoàn toàn có thể hỏi nhưng lại chọn lặng im.

Không phải chúng ta chỉ có mỗi một đầu việc, ta đảm nhiệm cùng lúc rất nhiều việc, nên vấn đề xác định rõ được thời gian cần hoàn thành giúp bạn phân bổ công việc một cách hiệu quả hơn.

Cụ thể sếp muốn tôi đạt được gì?

Việc xác định rõ mục tiêu, vạch ra từng ý một cho công việc khiến bạn dễ nắm bắt đạt được hơn là ôm quá nhiều rồi sao nhãng công việc mà sếp muốn mình đạt được.

Đôi lúc cùng chung một dự án nhưng nó được chia ra từng mục khác nhau, bạn chỉ cần đạt 50% khối lượng công việc là đủ nhưng không hỏi rõ có thể dẫn đến lo lắng khi phát hiện 50% công việc kia mình chưa làm giống như câu chuyện làm nghề của Abby.

Vào đầu học kỳ mùa thu, sếp đã yêu cầu tôi hỗ trợ tổ chức Student Organization Fair. Tôi đã đảm bảo hoàn tất danh sách sinh viên đăng ký làm việc tại bàn và tài liệu liên quan cần thiết.

Nhưng rồi một ngày trước khi sự kiện diễn ra, tôi bỗng lên cơn “đau tim” nhẹ vì phát hiện ra mình đã quên mất việc phải đặt số lượng bàn thực sự cho sự kiện này, trong khi hệ thống phải mất ít nhất 3 ngày để hoàn tất việc xác nhận.

Sau một thời gian dài hốt hoảng chạy quanh, tôi biết được rằng sếp đã thực hiện phần đó. Thở phào nhẹ nhõm trong khi nghiệm lại bài học riêng cho bản thân. Nếu ngay từ đầu tôi biết rõ danh sách việc-sẽ-làm của sếp và đâu là phần việc thuộc về mình, tôi sẽ không tốn mất hai giờ đồng hồ lo lắng và sợ hãi.

Quyền hạn trong công việc này là gì?

Xác định được phạm vi thực hiện, quyền hạn là gì, có thể làm việc với những ai, hỗ trợ cho công việc của bạn rất nhiều, nhằm đảm bảo sự phê duyệt cũng như những thứ cần thiết để triển khai công việc. Ví dụ: Nếu muốn xuất kho một sản phẩm cụ thể để mang ra kiểm chứng thì bạn có cần mail xác minh hay chữ kí của cấp trên không.

Như đã nói người thành công luôn là một người có thái độ tốt và đúng đắn. Thể hiện bản thân là một người có tâm với nghề bạn sẽ được đồng nghiệp tin tưởng và cấp trên trọng dụng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp được cho bạn ít nhiều để công việc của bạn trở nên suôn sẻ hơn, cùng theo dõi Internship.com.vn để cập nhật và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức nhé.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *