THỰC TẬP SINH CHỈ LÀ MỘT KẺ THỪA!

Mình đi thực tập chả biết làm gì, chỉ là chân sai vặt pha trà rót nước, phô tô thôi. Mình thấy chán! Chả ai đáp lại khi mình chào họ, cảm giác như là không tồn tại trong cơ quan họ vậy. Chắc hẳn ai trong số chúng ta ở đây đã từng trải qua cảm giác này khi là thực tập sinh, cảm giác thấp bé, thiếu tự tin khiến bạn cảm giác mình như kẻ thừa. Thế thì làm gì để bản thân có giá trị hơn khi thực tập? Đọc bài viết sau của Internship nhé.

1. Nhìn nhận bản thân

Việc xác định được bản thân muốn gì, có gì, ưu nhược điểm, giúp bạn nắm rõ được tình hình, dễ dàng chọn được một môi trường mà ở đó bạn có thể bơi với nó chứ không để bản thân bị bỏ lại phía sau. Tìm được một công việc thực tập phù hợp là bạn đã đi được nữa chặng đường, mỗi ngày đi làm của bạn sẽ mang tâm trạng háo hức chứ không phải đấu tranh tư tưởng “mình có nên tiếp tục công việc này nữa hay không?”

2. Không nên tự mãn

Không nên có thái độ hời hợt với công việc hoặc thậm chí coi đây là một dịp để nghỉ ngơi, nhiều sinh viên luôn tỏ vẻ vênh váo khi được làm công ty “người nhà” hoặc do người quen giới thiệu, bước đến công ty với tinh thần “cho có” khiến nhiều nhân viên và người hướng dẫn khó chịu không hài lòng về thái độ, và đương nhiên sinh viên đó cũng chẳng được gì về kinh nghiệm thực.

3. Kỹ luật nâng cao giá trị bản thân
  • Đi thực tập đúng giờ
  • Luôn làm tốt những công việc được giao
  • Mạnh dạng hỏi người hướng dẫn khi không hiểu một vấn đề nào đó
  • Chủ động giao tiếp chào hỏi mọi người

Đôi lúc không cần làm những việc quá vĩ mô, chỉ cần bản thân có kĩ luật tốt, phù hợp với môi trường làm việc, có phép tắc cũng tạo nên một giá trị nhất định cho bản thân khi người khác nhìn vào.

4. Chủ động

Chủ động yêu cầu công việc

Các bạn hay bảo với nhau rằng đi thực tập rất nhàn, chả làm gì, nhưng mục đích cuối cùng của việc thực tập là học hỏi, nếu công việc mà nhàn thế thì làm sao học được gì? Nhưng người hướng dẫn không giao việc thì làm gì bây giờ? Đơn giả mà, bạn chỉ cần yêu cầu sếp giao việc thôi, điều này khiến đồng nghiệp và anh chị yêu mến bạn hơn rất nhiều khi biết bạn là một người năng nổ nhiệt tình.

Chủ động đặt câu hỏi

Việc bạn không biết một vấn đề là việc hết sức bình thường, thế tại sao bạn lại ngại hỏi, rõ ràng bạn đang là con số 0 bạn đến đây để học, mà học thì phải hỏi chứ đúng không.

Chủ động xin góp ý

Thay vì ngồi đợi làm xong việc rồi nộp đợi sếp nhận xét đánh giá, tại sao bạn không chủ động tìm đến họ và xin cho mình một lời khuyên, tuy nhiên không phải lúc nào sếp cũng có nhiều thời gian, một mẹo để bạn nhận được câu trả lời sớm và sự thiện cảm đó là thay vì nhắn tin bạn hãy viết một mail, ở đó nêu đầy đủ vấn đề bạn gặp, bạn cũng đừng dùng những câu bắt ép như “anh xem giúp em nhé” hãy đặt những câu dạng như “khi nào anh có thời gian thì cho em xin lời khuyên, nếu không thì không sao ạ” việc gửi bằng một chiếc mail chỉnh chu sẽ khiến câu hỏi của bạn trở nên nghiêm túc và trang trọng hơn khiến sếp muốn trả lời bạn hơn là một tin nhắn. Nếu bạn sử dụng tin nhắn thì nên đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết, tránh vòng vo vì họ chả có nhiều thời gian cho bạn đâu.

Chủ động đề xuất để nhận công việc

Giả sử bạn thấy có một công việc nhỏ mà bạn có thể làm được hổ trợ được đội nhóm của mình, hãy mạnh dạn đề xuất người hướng dẫn giao cho bạn công việc này, rất có thể họ sẽ bất ngờ nhưng hãy thuyết phục với vai trò “hãy để em thử, nếu được thì…” nếu bạn có chí cầu tiến như thế thì không có sếp nào từ chối trao cho bạn cơ hội cả.

Để việc thực tập có giá trị và hiệu quả, bạn cần có sự chuẩn bị tốt cả kiến thức và tâm lí. Kiên nhẫn, cởi mở, hoà đồng với anh chị sẽ sớm nhận được sự trợ giúp cũng như có được nhiều cơ hội phát triển. Tận dụng cơ hội thử việc để có được công việc gắn bó luôn sau này là điều mà nhiều sinh viên mong muốn, vì thế bạn hãy nhiệt tình với công việc, chú tâm học hỏi, nên có tinh thần, thái độ tích cực để được mọi người tin tưởng và trọng dụng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top