NHỮNG KIỂU TIN TUYỂN DỤNG CẦN NÉ

Nhiều bạn sinh viên chân ướt chân ráo đi tìm việc không phân biệt được đâu là giả đâu là thật nhẹ dạ cả tin nên dễ rơi vào các bẫy đa cấp của các công ty lừa đảo. Với nội dung hấp dẫn lôi cuốn nên rất nhiều người bị dính vào bẫy này. Bạn đã biết cách phân biệt những tin tuyển dụng lừa đảo chưa? Trong bài biết này hãy cùng Internship khám phá nhé.

1. Cuộc gọi tuyển dụng lạ

Một nhà tuyển dụng có thiện chí mang đến cho bạn một tin tốt lành, một công việc tốt mà họ báo rằng đã thấy thông tin của bạn trên web nào đó và nói bạn rất phù hợp với công ty. Bạn nghĩ mình thật may mắn, nhưng thật ra đây hoàn toàn là “red flag”. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều xem thông tin liên lạc ở đơn xin việc bạn gửi và họ cũng có rất nhiều ứng viên, hiếm khi nào tuyển dụng phải lùng sục khắp các trang web để tìm kiếm ứng viên. Hãy lắng nghe cuộc gọi một cách tỉnh táo các bạn nhé.

2. Lương mời chào hấp dẫn

Cần “nheo mắt” hai ba lần trước mấy tin tuyển dụng mà mức lương cao ngất ngưỡng gấp nhiều lần so với bình thường. Nhưng nếu nó có thật thì bạn cũng nên xem xét lại kinh nghiệm của bản thân xem có đúng với vị trí này không, rồi cân nhắc nhé.

3. Chi tiết công việc sơ sài

Từ việc viết một JD (Job Description) – Mô tả công việc sơ sài, đầy lỗi, sai chính tả, mắc lỗi một cách vụn về không đáng có. Các công ty chuyên nghiệp thường không thế, dễ đọc dễ hiểu luôn được họ đề cao. Bạn khó tìm được địa chỉ công ty, số điện thoại không khớp với website hoặc đường link không đáng tin cậy, việc nắm bắt được thông tin tổng quát của công ty tuyển dụng từ số điện thoại, địa chỉ, website công ty thực tế,…sẽ khiến bạn cảm thấy đáng tin cậy hơn rất nhiều khi trao đổi công việc và cũng ít mất thời gian hơn.

4. Phỏng vấn qua tin nhắn làm ngay

Ngày nay công nghệ phát triển nên việc phỏng vấn từ xa phổ biến hơn, nhưng ít nhất cũng là phỏng vấn quá các nền tảng như Zoom, Skype,… vì phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Sử dụng dịch vụ tin nhắn hoặc trò chuyện qua nền tảng mạng xã hội cơ bản thì rất thiếu chuyên nghiệp và đây cũng là cách tốt nhất để kẻ lừa đảo che giấu thân phận của mình. Sẽ không có công ty nào thiếu chuyên nghiệp đến mức phải yêu cầu bạn trao đổi qua tin nhắn khi phỏng vấn cả.

5. Đăng kí làm việc ngay

Được chấp nhận làm việc ngay sau khi nộp đơn xin việc thì chắc hẳn đây là một cái gì đó khả nghi đáng để lưu tâm. Thường các nhà tuyển dụng sẽ cần thời gian để cân nhắc CV giữa các ứng viên, dù cho CV của bạn có ấn tượng đến cở nào thì các công ty có qui trình tuyển dụng chuyên nghiệp cũng không thể nhận bạn ngay khi vừa nộp CV được, bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra quyết định nhé.

6. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân riêng tư

Yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân một cách vô lí hoặc đề cập đến việc giữ luôn giấy tờ bản gốc không có lí do chính đáng, ngày nay có rất nhiều chiêu trò dùng thông tin cá nhân để lừa đảo vay tiền hoặc mua gói bảo hiểm bạn nên hỏi rõ lí do tại sao cần thông tin này nếu câu trả lời không hợp lí bạn có thể dừng ngay công việc ở đây.

7. Yêu cầu các loại phí
  • Phí đồng phục
  • Phí giữ chỗ
  • Phí hồ sơ

Thường không có công ty nào thu những loại phí giường như vô lí đó nếu có thì cũng không thu bạn ở những ngày đầu. Hãy cân nhắc cẩn thận, hỏi rõ quy trình, cũng như lí do để đảm bảo cho số tiền của bạn an toàn dù là ít hay nhiều.

Kết lại, cách đơn giản nhất là check kĩ các thông tin cần thiết của công ty như trang web, thông tin trên mạng xã hội, xem phản hồi đánh giá về công ty đó,…tuyệt đối cảnh giác với những cuộc hẹn phỏng vấn không phải ở công ty, xác định chính xác trụ sở công ty, song song đó bạn cũng nên xác minh danh tính của người tuyển dụng mình nhé. Hy vọng với những thông tin chia sẽ trên của Internship có thể giúp bạn phần nào tránh được chiêu trò lừa đảo tinh vi hiện nay và chúc bạn nhanh chóng tìm được việc!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *