Cái hay và chưa hay khi bạn là Gen Z
Gen Z (thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012. Sinh ra trong thời đại mà tất cả mọi thứ đã và đang phát triển vượt trội, sống trong một xã hội “toàn cầu hoá”, tất cả mọi thứ đều mở rộng, giường như không còn giới hạn cho mọi nguyên tắc. Nếu như anh chị thời 8x 9x sống và lớn lên khi mà internet chỉ mới đang đi lên thì Gen Z hiện nay chỉ cần với tay thôi là đã chạm được cả thế giới, tất cả kiến thức thông tin đều có sẵn trên mạng xã hội, các bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được xu hướng một cách tức thì nhưng chính cái hay cái thú vị này đôi khi lại là thứ hại các bạn. Khi thông tin quá nhiều đòi hỏi các bạn phải có phương pháp chọn lọc kỹ càng, nếu không sẽ rất dễ tin và nghe theo những điều sai trái tiêu cực. Ví dụ thời bé của các anh chị nếu bị đau đầu thì chỉ sẽ nghĩ là đau đầu xíu thôi không sao đâu nhỉ, nhưng ngày nay chỉ cần gõ lên internet từ khoá đau đầu là tràn lang những thông tin bệnh lí nguy hiểm khiến dân tình hoang man.
Gen Z khi đi làm
Từ khoá “bật sếp” khá thịnh hành với các bạn Gen Z, ai cũng bảo thế hệ trẻ bây giờ đi làm tí là bật sếp, hở tí là đòi nghỉ. Từ lâu thế hệ này đã truyền tay nhau, phá bỏ những câu châm ngôn như “hãy sống và cống hiến hết mình khi còn trẻ, tuổi trẻ đừng làm vì lương,…” họ luôn sống và làm việc cho chính bản thân họ, thứ gì họ cảm thấy thoả mãn và vui vẻ, hợp thì họ làm không thì next khiến tình trạng nhảy viên liên tục xảy ra, cũng có thể với tư duy đổi mới nên họ sẽ không thấy phù hợp khi làm việc chung với những người không chịu lắng nghe và cải tiến, nên câu chuyện bật sếp là một câu chuyện giường như bình thường với thế hệ này.
Vậy 8x 9x sống giả tạo? Trưởng thành có phải là luồn cúi?
Rõ ràng sống và lớn lên trong bầu trời tràn ngập Wifi, giao tiếp không cần nhìn mặt nhau,…nó làm cho cảm xúc con người dần mất đi, việc thế hệ này dễ bùng phát cảm xúc khi làm việc trực tiếp là điều bình thường. Nhưng người ta thường hay bảo và so sánh với đàn anh đàn chị rằng, thế hệ trước kiềm chế cảm xúc tốt, biết cách giải quyết vấn đề, có nhiều phương thức để nói chuyện mà sao lại chọn bật sếp? Thật lòng mà nói thì thế hệ Gen Z có lẽ đang đi đúng hướng, sống một cuộc đời đáng sống, khi mà vui thì cười, buồn thì khóc, không hợp thì nhảy việc, chứ không thể sống mãi với áp lực giống các quốc gia như Nhật, Hàn được.
Bài viết này tuy có phần bênh vực cho Gen Z nhưng không cổ xuý cho việc bật sếp. Với lí lẻ hợp lí và trò cười trên mạng xã hội nào là “Hướng dẫn bật sếp, cách bật sếp mà không bị đuổi việc,…” đã phần nào khiến suy nghĩ của họ “thoáng” hơn và lan rộng triển khai từ suy nghĩ thành hành động nhiều hơn. Sẽ không có một lối sống hay tư duy nào là đúng, tất cả rồi sẽ bị thay đổi theo từng thời điểm, nhưng hãy thay đổi để phát triển, thay đổi như nào thì cũng nên giữ nguyên cái việc đảm bảo được chất lượng công việc, đừng sống quá thoáng rồi để công việc đi quá xa dù là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.